Sự nghiệp Nakajima Atsushi

Sự nghiệp văn học của Nakajima bắt đầu ngay từ thơ ấu của anh. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Seoul, anh tham gia chương trình văn học của Trường Cao đẳng Đệ nhất Tokyo (第一高等学校), nơi mà anh bắt đầu viết văn học hư cấu. Vào năm 1927, anh bắt đầu xuất bản báo văn học của trường và cho đến năm 1929, Nakajima là thành viên của nhóm biên tập báo. Trong khoảng thời gian này, Nakajima bộc lộ được phong cách viết độc đáo của mình là đặt bối cảnh câu chuyện vào vị trí xa xôi như Trung Quốc hoặc Hàn Quốc; kèm theo các chủ đề về nghi ngờ, ý nghĩa cuộc sống, xa cách, số phận và bản chất của sự tồn tại của con người. Một vài tác phẩm sau này của anh cũng bao gồm tính mỉa mai.[3]

Nakajima cùng con trai trưởng là Takeshi vào năm 1934.

Mặc dù có trình độ cao nhưng Nakajima hiếm khi xuất bản tác phẩm của mình lên tạp chí do tiêu chuẩn văn học cao của ông và cũng thiếu tự tin khi xuất bản.[4]

Gào trăng trong núi

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nakajima là Gào trăng trong núi (山月記 (Sơn nguyệt ký), Sangetsuki?), hoặc Truyện hổ (人虎伝 (Nhân hổ truyện), Jinko-den?). Cốt truyện lấy cảm hứng từ một câu chuyện khác trong thời Nhà Đường.[7] Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào tháng 2 năm 1942 trên báo Bungakukai.[8]

"Gào trăng trong núi" kể về việc Viên Tham gần đây nghe về một con hổ ăn người trong nơi sống của ông. Một ngày, ông gặp con hổ đó và con hổ bắt đầu nói chuyện với ông. Viên Tham nhận ra rằng con hổ đấy là một người tên Lý Trưng, người bạn của mình. Lý Trưng là người tài cao, và mặc dù đủ điều kiện làm quan chức nhưng mong ước của ông là làm nhà thơ. Trong khi đi chuyến công tác, Lý Trưng khẳng định rằng mình trở nên điên loạn và dã biến thành một con hổ. Sau đó, ông cho rằng việc biến hình này là do "long tự tôn phát xuất từ nhát nhúa và e thẹn" trong lòng mình mà ra. Lý Trưng sau đó than vãn rằng vì mình là con hổ nên ông không thể làm một nhà thơ danh tiếng được, rồi Lý Trưng và Viên Tham chia lìa.[7]